Welcome to DH07KEB's blog

Jul 22, 2010

NỖI LO CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG




Bước chân vào trường đại học, hầu hết tân sinh viên nghĩ rằng cứ chịu khó học hành thì khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Và tất nhiên là họ sẽ có một tương lai sáng sủa. Nhưng thực tế không phải như vậy. Trong tình hình kinh tế hiện nay, để tìm được việc làm thật không dễ một chút nào.
  1. Không quen thân
Đây là khó khăn mà hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường gặp phải. Mới ra trường, người quen thân ít, bạn bè cũng đa số là sinh viên. Để tiếp cận với cơ hội việc làm, với họ, rất khó khăn. Thông thường, các bạn sẽ phải theo dõi mục tuyển dụng trên các báo. Ngày nay, khi mạng internet đã trở nên phổ biến thì có thể tìm việc trên những trang web như vietnamwork, careerlink…Tuy nhiên, mọi việc không hề dễ dàng. “Nhiều khi tìm được một công việc phù hợp trên web nhưng đến công ty nộp hồ sơ mới biết là công ty không có đợt tuyển dụng. Suốt mấy tháng ròng đi nộp hồ sơ nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Công việc hiện tại là nhờ người quen xin mới được đó. Nói là thời đại tiến bộ nhưng nếu không có chỗ quen thân thì cũng khó tìm được việc ưng ý lắm.” Giang (Cựu sinh viên HV Ngoại giao) tâm sự.
  1. Thiếu kinh nghiệm
Lướt qua một lượt những trang đăng tin tuyển dụng có thể nhận thấy ngay một điều là những công việc ổn định hoặc chế độ đãi ngộ cao hơn một chút đều đòi hỏi những người có kinh nghiệm. Có nhiều nơi còn ghi rõ “Không tuyển sinh viên mới ra trường”. Tất nhiên là không thể phủ nhận việc những người có kinh nghiệm xứng đáng được hưởng những điều kiện đó. Nhưng cũng nên tạo cơ hội cho những người mới thử sức vận dụng những gì mình đã tích lũy được trong quá trình học tập. Đ.T.Tâm (cựu sinh viên Học viện tài chính) tâm sự: “Điểm bảo vệ được loại giỏi, bảng điểm cũng tốt nên bảo vệ xong là hăm hở đi tìm việc làm ngay. Lên mạng tìm được mấy công việc rất phù hợp với chuyên ngành và khả năng. Thế mà cả mấy chỗ đều nói là chưa có kinh nghiệm nên còn phải xem xét. Rồi cũng có thấy gì đâu...” Oanh (HV Ngoại giao) lại gặp khó khăn hơn “Rõ ràng là ra trường với điểm ngoại ngữ khá tốt. Vậy mà xin làm cộng tác viên dịch thuật cũng không được chứ chưa nói gì đến nhân viên chính thức...”
  1. Những lý do khách quan
Chẳng hạn như cách thức tuyển dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Đa số đều xét hồ sơ, tuyển chọn hồ sơ rồi mới tổ chức thi kiểm tra IQ, kiến thức chuyên ngành… Cách tuyển chọn thông qua bảng điểm, quá trình học tập sẽ nói lên được điều gì với tình hình đào tạo đại học ở nước ta hiện nay? Hay việc ghi thêm mục kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ cũng không khó khăn gì. “Chỉ cần có một người quen có công ty chuyên về lĩnh vực đó, ký tên đóng dấu. Vậy là bản hồ sơ của tớ cũng đã hơn một số người rồi” - Linh (Hà Nội - Aptech) nói.
Nếu vẫn duy trì cách tuyển dụng này, chắc chắn sẽ có ngày càng nhiều những người có năng lực thật sự bị loại trước khi họ có dịp thể hiện năng lực và sự hiểu biết của mình.
  1. Cơ hội nào cho sinh viên mới ra trường?
Cũng có trường hợp sinh viên chưa ra trường đã được các công ty tuyển dụng và đào tạo. Nhưng những trường hợp như thế chiếm bao nhiêu % trong tổng số sinh viên ra trường mỗi năm? Theo nghiên cứu, dự báo mỗi năm có hàng ngàn cơ hội việc làm được tạo ra. Thế nhưng số công ty chấp nhận đào tạo những viên mới ra trường lại không nhiều. Hầu hết sinh viên mới ra trường hiện nay chấp nhận làm những việc trái ngành trái nghề trước khi đủ điều kiện ứng tuyển vào những vị trí phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
Thiết nghĩ, nhà tuyển dụng cần có nhiều cách thức sơ tuyển hơn nữa chứ không đơn thuần dừng lại ở việc xét bảng điểm và quá trình đào tạo; để những sinh viên thực sự có năng lực có nhiều cơ hội hơn nữa.
Hoàng Thanh (HN)(Báo Mực Tím)

2 comments:

  1. với Trường thì Trường nghĩ giờ phải nỗ lực học thôi, kì này học tệ quá, cơ hội không còn nữa rồi kì sau phải ráng học để kéo điểm lên thôi. Với quyết tâm từ hồi cấp 2 là phải cố gắng đậu đại học và tệ nhất là ra trường với tấm bằng "khá" trong tay.Vì vậy chỉ còn một cơ hội cuối cùng thôi, không được chắc ba mẹ mình buồn lắm,họ hi vọng vào Trường nhiều quá mà. Còn vấn đề quan hệ ngoại giao thì đương nhiên có vẫn hơn, "có cây thì dây mới leo" chứ, cây to khỏe thì leo mạnh, cây nhỏ yếu thì leo từ từ.......
    Nhưng không phải không có cây thì leo không được hay phải bò đâu nha....hjhj. triết lý này xưa rồi, nói cho vui vậy thôi,chứ giờ lớn thì ai cũng hiểu các đạolý sống cơ bản hết mà,phải không?

    ReplyDelete
  2. Đúng là khi đã đi học thì bản thân ai cũng được gia đình và nhất là ba mẹ đặt nhiều hi vọng.Ra trường có được cv tốt.Nhưng theo quan điểm của mình khi con trẻ thì hãy tự khẳng định mình không nhất thiết là cần phải có "cây thì dây mới leo" đâu, hãy cố gắng hết sức đừng để thời gian qua rùi quay đầu lại cảm thấy tiếc nuối vì đã không cố gắng hết sức. Có những bạn mới ra trường tuy có "cây cao tán rộng" nhưng họ vẫn tự mình bương chải, họ ko chọn con dường đầy hoa hồng ma đã rẽ sang con đường đầy chông gai như thế mới trưởng thành được.hihi "vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản".

    ReplyDelete